M.U lại mất điểm ở Old Trafford, Sheffield United sớm rớt hạng
Festival hoa Đà Lạt 2022 diễn ra trong 2 tháng: 11 và 12.2022 tại TP.Đà Lạt và các địa phương trong tỉnh Lâm Đồng (tối ngày 18.12 sẽ diễn ra lễ khai mạc tại Quảng trường Lâm Viên, TP.Đà Lạt).MB trong cuộc cách mạng số ngành ngân hàng: Hành trình vươn tới vị thế tiên phong
Sáng 7.2.2025 (tức mùng 10 tháng giêng) là ngày vía Thần tài năm nay. Theo quan niệm, người dân thường mua vàng vào ngày này để lấy hên đầu năm, cho một năm mới sung túc và làm ăn phát đạt. Mỗi năm, ngày này lại chứng kiến cảnh táp nập người dân đi mua vàng dù giá vàng thường tăng cao. Các năm trước, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế phát triển, người mua vàng không chỉ vì yếu tố tâm linh mà còn xem đây là cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, năm nay, dù tình hình kinh tế chưa thực sự khả quan, nhiều người vẫn duy trì tục lệ này như một hình thức cầu mong sự thịnh vượng, vừng vàng trước khó khăn.Trước tiệm vàng Mi Hồng ở quận Bình Thạnh, một tiệm vàng nổi tiếng ở TP.HCM, khách hàng xếp hàng đông nghịt từ sáng sớm. Ông Hồng Sanh (60 tuổi ở quận 12, TP.HCM) tranh thủ ghé tiệm mua 1 chỉ vàng lấy hên trước giờ đi làm nhưng cũng phải chờ đợi khá lâu. Vì lượng khách tới tiệm đông, lực lượng dân quân tự vệ đã có mặt từ sáng để điều tiết giao thông, tránh kẹt xe, đặc biệt vào giờ đi học, đi làm.Tại tiệm vàng PNJ chi nhánh Hai Bà Trưng (quận 1, TP.HCM), dù không cần xếp hàng chờ từ ngoài cửa, không khí bên trong vẫn rất sôi động. Các nhân viên liên tục tất bật phục vụ, trong khi khách hàng chủ yếu tập trung vào các sản phẩm vàng nhỏ như nhẫn, dây chuyền hoặc vàng miếng 1-2 chỉ để cầu may ngày vía Thần tài.
Trao tiền cho vợ chồng già bệnh tật ở Quảng Trị
Tại vòng loại giải futsal nữ châu Á 2025 diễn ra từ 15 - 19.1, đội tuyển futsal nữ Việt Nam nằm cùng bảng D với các đội Macau (Trung Quốc), Đài Loan và chủ nhà Myanmar. Ngày 15.1, thầy trò HLV Nguyễn Đình Hoàng sẽ có trận ra quân, gặp Myanmar. Đến ngày 17.1, đội sẽ gặp Macau (Trung Quốc). Trong khi đó, ở lượt trận cuối diễn ra ngày 19.1, đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ chạm trán Đài Loan.Xét về tương quan lực lượng cũng như đẳng cấp, đội tuyển futsal nữ Việt Nam được đánh giá vượt trội. Ngoài ra, để chuẩn bị cho các trận đấu trên, các cô gái của Việt Nam đã có khoảng 6 tuần tập luyện kỹ càng. Trước ngày lên đường, HLV Nguyễn Đình Hoàng đã công bố danh sách đội tuyển futsal nữ Việt Nam tham dự vòng loại châu Á gồm 2 thủ môn: Trần Thị Hải Yến, Ngô Nguyễn Thùy Linh và 10 cầu thủ: Bùi Thị Trang, Trịnh Nguyễn Thanh Hằng, Lê Thị Thanh Ngân, Nguyễn Phương Anh, Trần Nguyệt Vi, Nguyễn Thị Vân Anh, K’ Thủa, Trần Thị Thuỳ Trang, Trần Thị Lan Mai, Trần Thị Thu Xuân, Nguyễn Thị Tú Anh và Biện Thị Hằng. Ông khẳng định, mục tiêu và ban huấn luyện đưa ra về chuyên môn đều được các cầu thủ hoàn thành tốt và giờ đây, toàn đội sẵn sàng cho giải đấu.“14 cầu thủ được chọn cho giải lần này là những người đang có phong độ tốt nhất và phù hợp với ý đồ của ban huấn luyện. Mục tiêu của đội tuyển futsal nữ Việt Nam chắc chắn không chỉ là vượt qua vòng loại mà hướng đến vị trí đầu bảng. Chúng tôi đánh giá các đối thủ trong bảng không quá vượt trội so với đội tuyển futsal nữ Việt Nam. Vì vậy, tôi và toàn đội quyết tâm hoàn thành mục tiêu đề ra”, HLV Nguyễn Đình Hoàng nói thêm.Vòng loại futsal nữ châu Á 2025 khởi tranh vào ngày 11.1.2025, có 18 đội tham dự vòng loại. Ba đội được miễn vòng loại gồm chủ nhà của vòng chung kết (VCK) - Trung Quốc, 2 đội vào chung kết giải lần trước gồm Nhật Bản và Iran.18 đội chia làm bốn bảng, trong đó có 2 bảng 4 đội (bảng B và D), 2 bảng 5 đội (bảng A và C). Bảng A đá tập trung tại Thái Lan, bảng B tại Indonesia, bảng C tại Uzbekistan và bảng D tại Myanmar. Sau vòng loại mỗi bảng chọn 2 đội nhất và nhì tham dự VCK. Cùng với đó, đội xếp thứ 3 có thành tích tốt nhất sẽ dự VCK diễn ra vào tháng 5.2025.
Trường quốc tế Nam Mỹ hôm 1.3 được Nhà xuất bản ĐH Oxford (OUP) trực thuộc ĐH Oxford hàng đầu Anh công nhận là Trung tâm khảo thí OxfordAQA đầu tiên ở TP.HCM. Đồng nghĩa, từ năm học 2024-2025, trường được ủy quyền giảng dạy và tổ chức các kỳ thi GCSEs và A-levels quốc tế - là những kỳ thi dùng kết quả để tuyển sinh phổ biến tại Anh cũng như trên thế giới.OxfordAQA là hội đồng khảo thí uy tín, thành lập bởi sự hợp tác giữa OUP và AQA (tổ chức khảo thí tại Anh), hiện được giảng dạy ở hơn 500 trường trên toàn cầu. Theo Trung tâm Công nhận văn bằng Anh (UK NARIC), OxfordAQA, Cambridge International và Pearson Edexcel là những hội đồng khảo thí được công nhận bằng cấp, chứng chỉ tương đương GCSEs và A-levels tại Anh.Trao đổi cùng Thanh Niên bên lề sự kiện, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường quốc tế Nam Mỹ, cho biết với vai trò Trung tâm khảo thí OxfordAQA, học sinh ở trường nói riêng và trong khu vực nói chung có thể dự thi lấy bằng GCSEs và A-levels quốc tế tại miền Nam. Điểm nổi bật là trường không giới hạn phạm vi nội bộ nên các bạn ngoài trường, thậm chí học chương trình khác vẫn có thể đăng ký dự thi nếu đủ điều kiện.Bà Nguyễn Minh Hằng, Quản lý khu vực Đông Nam Á chương trình phổ thông quốc tế Oxford (OUP), cho biết khu vực Đông Nam Á hiện có tổng cộng 50 Trung tâm khảo thí OxfordAQA và con số này tại Việt Nam là 5, trong đó 3 trung tâm là các trường ở Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM và hai trung tâm trực thuộc Hội đồng Anh. Tại các trung tâm này, học sinh quốc tế cũng có thể đến dự thi và nhận bằng chứ không chỉ có người Việt.Ngoài ra, nhiều trường quốc tế khác tại Việt Nam cũng đang giảng dạy chương trình hoặc một số môn học của OxfordAQA, song chưa đáp ứng được các tiêu chí kiểm định để trở thành trung tâm khảo thí trực thuộc, bà Hằng lưu ý.Chia sẻ thêm về chương trình giảng dạy, bà Hằng cho hay đơn vị luôn cập nhật học liệu mỗi 5 năm, và mới đây nhất là đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào bài học từ lớp 1 tới lớp 12. Một điểm đáng chú ý khác là trong những giáo trình của OUP, ngoài tài liệu giấy và bài tập trực tuyến, nhà xuất bản còn dùng AI để sản xuất câu hỏi tùy biến (adaptive question) dựa trên năng lực thực tế của học trò, từ đó cá nhân hóa việc dạy học tốt hơn."Điều này cũng giúp các bạn chủ động học tập hơn thay vì chỉ trông chờ bài tập từ thầy cô phát xuống", bà Hằng nhận định.Phát biểu trực tuyến, ông Tom Galvin, Trưởng bộ phận quản lý chất lượng OxfordAQA, cho biết chứng chỉ GCSEs quốc tế của đơn vị được thiết kế cho học sinh tuổi từ 14 - 16, còn bằng A-level dành cho các bạn tuổi từ 16 - 18. Điểm đặc biệt của các văn bằng này là được hơn 700 trường ĐH ở các nước châu Á, châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Úc... và tất cả các trường ĐH tại Anh chấp nhận dùng để tuyển sinh.Còn tại Việt Nam, học sinh có thể dùng A-level để ứng tuyển vào các trường hàng đầu: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ngoài ra, học sinh cũng có thể nộp đơn vào các đơn vị có yếu tố quốc tế, chẳng hạn như Trường ĐH VinUni (Hà Nội), Anh Quốc Việt Nam (Hà Nội), Việt Đức (TP.HCM), RMIT (TP.HCM)...
Bà mẹ và trẻ em tỉnh Nghệ An tiếp cận Phần mềm dinh dưỡng mẹ và bé
Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.Theo đó, tổ chức bộ máy Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. 14 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp - Môi trường; Xây dựng; Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo.Ba cơ quan ngang bộ gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.Trong đó, 6 bộ mới được thành lập trên cơ sở sắp xếp các bộ, cơ quan, gồm: Bộ Tài chính (hợp nhất Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính); Bộ Xây dựng (hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT); Bộ Nông nghiệp - Môi trường (hợp nhất Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên - Môi trường); Bộ Khoa học - Công nghệ (hợp nhất Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Khoa học - Công nghệ); Bộ Nội vụ (hợp nhất Lao động - Thương binh - Xã hội và bộ Nội vụ); Bộ Dân tộc - Tôn giáo (trên cơ sở Ủy ban Dân tộc và phần chức năng, tổ chức bộ máy về tôn giáo từ Bộ Nội vụ).Với cơ cấu này, Chính phủ có 25 thành viên, gồm Thủ tướng, 7 phó thủ tướng, 14 bộ trưởng và 3 thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bộ máy mới của Chính phủ giảm 5 bộ so với cơ cấu trước đó. Về số lượng thành viên Chính phủ, cũng giảm 3 thành viên so với trước đó.Cùng ngày, sau khi thông qua cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ, Quốc hội cũng đã thực hiện quy trình phê chuẩn bổ nhiệm các phó thủ tướng.Theo đó, Quốc hội đã phê chuẩn các ông Nguyễn Chí Dũng, nguyên Bộ trưởng KH-ĐT và ông Mai Văn Chính, nguyên Phó trưởng ban Dân vận T.Ư, giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng được Quốc hội quyết định bằng bỏ phiếu kín và thông qua bằng một nghị quyết riêng.Ông Nguyễn Chí Dũng (sinh năm 1960); quê Hà Tĩnh; trình độ tiến sĩ quản lý kinh tế. Ông Dũng là Ủy viên T.Ư Đảng 3 khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội các khóa XIV, XV. Ông giữ chức vụ Bộ trưởng KH-ĐT qua 2 nhiệm kỳ, từ năm 2016 tới nay, khi Bộ KH-ĐT hợp nhất với Bộ Tài chính để thành lập Bộ Tài chính mới.Ông Mai Văn Chính (sinh năm 1961), quê Long An, trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh, kỹ sư kinh tế nông nghiệp. Ông Chính là Ủy viên T.Ư Đảng 4 khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII. Ông Chính là Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư từ 2.2015. Tới 8.2024, ông được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng ban Dân vận T.Ư cho tới cơ quan này được hợp nhất với Ban Tuyên giáo T.Ư để thành lập Ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư vừa qua.Với việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng, Chính phủ hiện có đủ 7 phó thủ tướng theo cơ cấu Quốc hội thông qua. Theo đó, 7 phó thủ tướng gồm các ông: Nguyễn Hòa Bình (phó thủ tướng thường trực), Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính.Cùng đó, Quốc hội cũng đã phê chuẩn bổ nhiệm 6 bộ trưởng của 6 bộ mới được thành lập.Theo đó, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Đỗ Đức Duy, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Môi trường vừa được thành lập. Ông Đỗ Đức Duy (sinh năm 1970), quê Thái Bình, trình độ thạc sĩ xây dựng. Ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường từ 26.8.2024.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Trần Hồng Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng mới thành lập. Ông Trần Hồng Minh (sinh năm 1967), quê Hà Nội, trình độ tiến sĩ kỹ thuật. Ông Minh là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng GTVT từ tháng 11.2024.Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ mới thành lập. Ông Hùng (sinh năm 1962), quê Bắc Ninh, trình độ thạc sĩ kỹ thuật, thạc sĩ quản trị kinh doanh. Ông Hùng là Ủy viên T.Ư khóa XII, XIII, giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông từ 8.2018 tới nay.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, làm Bộ trưởng Bộ Dân tộc - Tôn giáo vừa thành lập. Ông Dung (sinh năm 1962), quê Hà Nam, trình độ thạc sĩ quản lý hành chính công. Ông Dung là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa X, XI, XII, XIII, giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH 2 nhiệm kỳ, từ 2016 tới khi bộ này kết thúc hoạt động.Bộ trưởng 10 bộ và 3 cơ quan ngang bộ còn lại được giữ nguyên như hiện nay.